Showing posts with label TIPS-NEWS. Show all posts
Showing posts with label TIPS-NEWS. Show all posts

Phân loại giấy in mã vạch

Đặt vấn đề:
  • Cách phân biệt loại nhãn in mã vạch theo định dạng ?
Giải quyết vấn đề:

Dưới đây là phân loại một số loại nhãn phổ biến hiện nay, nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng tham khảo những loại nhãn phù hợp với nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp mình.

Áp dụng cho :
  • Máy in mã vạch Zebra 
  • Máy in mã vạch Intermec 
  • Máy in mã vạch Honeywell
  • Máy in mã vạch Datamax
  • ....
Kiểu nhãn
Hình ảnh
Mô tả
Cuộn nhãn không liên tục

Là loại nhãn được cuộn vào một lõi tròn có đường kính phổ biến là 3 inch ( khoảng 76 mm ). Từng nhãn được ngăn cách bởi một trong các kiểu sau đây:
Web media: là các nhãn ( từng nhãn ) được ngăn cách bởi từng khoảng trống, lỗ, vết khắc trạm.


   Black mark media: sử dụng các đường đánh dấu màu đen đã được in trước đó nhằm ngăn cách ( đánh dấu ) giữa các nhãn – kích thước nhãn:


Perforated media: sử dụng phương thức đục lỗ thành đường thẳng phân cách giữa các nhãn:

Nhãn không liên tục Fanfold Media

Fanfold media: là loại nhãn được gập lại theo dạng zic zắc theo một định dạng size nhãn nhất định theo yêu cầu hoặc cũng có thể cuộn theo cuộn như Cuộnn nhãn không liên tục. Ngăn cách giữa các nhãn là mép gập giữa các nhãn.

Cuộn nhãn liên tục

Nhãn liên tục: được cuộn vào lõi có đường kính phổ biến 3 inch ( 76mm ). Nhãn liên tục không có khoẳng trống, đục lỗ, nhãn có khăc trạm, hay black mark để ngăn cách khoẳng cách giữa các nhãn. Cho phép in bất kỹ vị trí nào trên bề mặt nhãn. Đôi khi sử dụng dao cắt được tích hợp cùng máy in để cắt từng nhãn tách biệt sau khi in.

Khắc phục lỗi Fatal Error UDP+ khởi động ITE

Đặt vấn đề: 
  • Làm thế nào để khắc phục lỗi Fatal Error UDP+ trong quá trình khởi động ITE ?
  • Fatal Error UDP+ khi khởi động ITE ?

Nguyên nhân gây lỗi:
  1. Cài đăt không đúng phiên bản ITE cho máy handheld
  2. File cài ITE bị lỗi hoặc file thực thi khi cài bị lỗi.
  3. Lỗi hệ điều hành - OS.
Hướng khắc phục:
  • Khắc phục theo các bước sau đây:
  1. Xác định lại phiên bản ITE và file cài đặt có tương thích với máy Handheld hay không.
  2. Tải file ITE đúng phiên bản tương thích với thiết bị Handheld muốn cài đặt.
  3. Nếu vẫn bị lỗi như vậy, hãy clean boot lại thiết bị.
  4. Cài đặt lại hệ điều hành cho thiết bị.
Áp dụng cho các thiết bị:
  • Mobility Hardware: CK7x, CN5x, CN7x, CK3B, CK3R, CK3X, CN51 WEH
  • Operating Systems: Windows Mobile 6.1, Windows Mobile 6.5, Windows Embedded Handheld
  • Software : ITE

Cách thoát ITE Intermec Terminal Emulation

Vấn đề đặt ra:
  • Làm thế nào để thoát khỏi TE2000 ?
  • Làm sao để thoát ITE ?
  • Không thể thoát khỏi ITE?
  • CK3X - không thể thoát khỏi ITE menu
Giải quyết vấn đề:
  • Có 3 phương pháp để thoát khỏi chương trình ITE2000
  1. Nếu có ký tự X hoặc icon Exit trên thanh toolbar của TE2000 ở bên dưới màn hình máy. Kích vào đó. Nó sẽ có cửa sổ dấu nhắc TE2000 password. Với password là "cr52401".
  2. Nhấn tổ hợp phím: Alt+M sẽ đưa tới TE2000 Main menu . Từ đây chọn Set Up Parms . Nhập Password :'cr52401' . Chú ý không nhẫn Enter sau khi nhập Password. Chọn tùy chọn '6) Exit ITE200'
  3. Kích đúp góc phải màn hình hiển thị.Sẽ đưa tới TE2000 menu. Ta làm tương tự như cách 2 bên trên.
  • Đối với ITE cũng có 3 phương pháp thoát khỏi chương trình ITE
  1. Kích váo góc trái màn hình. Xuất hiện cửa sổ pop up. Chọn ITE menus. Từ đây chọn Set UP Parms. Nhập Password 'cr52401' . Không nhấn Enter khi nhập password xong. Chọn '6) Exit' ITE
  2. Tương tự như cách 1 thoát khỏi ITE2000
  3. Tương tự cách 2 thoát khỏi ITE2000
Áp dụng:
  • Mobility Hardware: CK3x(xx), CK6x(xx), CK7x, CN3(x), CN4(x), CN5x, CN7x, CV3x
  • Operating Systems: Windows Mobile 6.1, Windows Mobile 6.5
  • Software : ITE, TE2000
Xem thêm:

Driver máy in mã vạch Intermec PM43

Dưới đây là link download cho hầu hết các dòng máy in mã vạch Intermec: PM43, PC43d/PC43t, PC23d, PM23c, PX4i, PX6i,...

Driver Intermec

Xem thêm: mã vạch thủ đô


Driver máy in mã vạch Zebra ZT410

Dưới đây là link download driver cho hầu hết các dòng máy in mã vạch Zebra: GC420t, GK420d, GX420t, ZT230, ZT410, ZT420, ZM400, ZM600, 110Xi4, 140Xi4, 170Xi4, 220Xi4,...

Driver Zebra

Xem thêm: Cách cài driver máy in mã vạch Zebra

Factory Default Intermec PF4i

Cách Load Factory Default Intermec PF2i, PF4i, PM4i, PX4i, PX6i
  1. Tắt máy in.
  2. Mở đầu in lên.
  3. Bật nguồn máy in ( turn on ) đồng thời ( và ) giữ phím <i/F5> cho tới khi nghe tiếng bíp.
  4. Ấn nhanh các phím theo tuần tự như dưới đây:
  5. <🆅F4> ➔ <🆅F2> ➜ <🆅F2> ➜ <🆅F1>
  6. Màn hình hiển thị:
  1. Factory Default ?
  2. Enter=Yes ESC = No
Trong vòng 10s phải nhấn Enter để máy tiến hành Load Factory Default.
Nếu không nhấn, hoặc để qua 10s thì máy sẽ tiến hành reset khởi động lại máy in bình thường.

Chú ý: Khi thao tác Facttory Default thì máy in sẽ xóa toàn bộ cài đặt, cũng như địa chỉ IP sẽ trở về trạng thái mặc định.

Chúc các bạn thành công !

Mọi thắc mắc, cần giải đáp vui lòng liên hệ : 
================================
Nguyễn Quang Sơn
Tel: 0972.200.788
Skype: sonnqit
E-mail: sonnqit@gmail.com
Website: http://mavachthudo.com

Phân loại mực in mã vạch

Ngày nay nhu cầu sử dụng các thiết bị liên quan đến mã vạch ngày càng phổ biến do vậy nhu cầu sử dụng các vật tư, phụ kiện liên quan đến mã vạch ngày càng nhiều và đa dạng từ mẫu mã cũng như chủng loại. Trong đó ruy băng hay mực in mã vạch là một thành phần không thể thiếu trong môi trường sản xuất hiện nay.


Mực in mã vạch là gì ?

Mực in mã vạch hay ruy băng mã vạch ( ribbon ) được kết hợp sáp và nhựa cấu thành dải ruy băng và cuộn thành những cuộn ruy băng mực có thể lắp vào các loại máy in khác nhau, dựa trên nguyên lý truyền nhiệt của máy in lên dải ruy băng này mà sẽ tạo ra các nhãn in mã vạch hoặc hình ảnh, text dán lên bề mặt nhãn.




Có những loại mực in mã vạch nào ? Cách sử dụng, bảo quản phù hợp ?
Mực in mã vạch hay ruy băng mực ( ribbon) được chia làm 3 loại chính:
  1.    Mực in mã vạch ribbon Wax
  2.    Mực in mã vạch ribbon Wax/Resin
  3.   Mực in mã vạch ribbon Resin




Các bước Set Factory Default Motorola AP6532

Bước 1: Chuẩn bị Tool: AP Discovery Tool
Motorola cung cấp một công cụ gọi là AP Discovery Tool  với mục đích để dò tất cả các thiết bị WIFI, access point kết nối với mạng LAN cùng phương thức dò MAC address.

Về có bản công cụ này hoạt động dựa trên Layer 2 ( thuộc OSI ),và có chức năng dò MAC Address.

Tải và cài đặt Tool này: Vui lòng liên hệ qua Email: sonnqit@gmail.com hoặc son.nguyen@sdtech.com.vn

Bước 2: Xác định IP Zero Config từ MAC Address









Đặt IP tĩnh cho máy tính: Ví dụ 169.254.131.10

















Bước 3: Kết nối access point tới PC

Kết nối Motorola AP6532 tới card mạng máy tính.
(Tắt toàn bộ card mạng, WIFI Adapter trừ card mạng kết nối tới access point )

Bước 4: Chạy AP Discovery Tool

Chạy AP Discovery Tool từ Start menu

Bạn sẽ thấy dấu nhắc và thông tin chi tiết card mạng ( NIC ) trên PC ( máy tính ) của bạn. Nhập Interface name ( Trong trường hợp của tôi đó là : eth6 ).














AP Discovery Tool sẽ gửi một mẩu tin tới tất cả các MAC Address tới mạng LAN của bạn và nó sẽ dò tìm AP Number, AP MAC, Default (Zero config) IP, và AP Name cùng với các tùy chọn.















Chọn Tùy chọn 2 để Reset Access point 

Nhập vị trí Access Point cần reset và nhập số seri number của Access Point đó
















Số tthứ ( vị trí AP ) cần reset hiển thị bước bên trên, và với số seri number bạn kiểm tra bên dưới AP.























Sau khi bạn xác nhận reset, một lệnh sẽ gửi tới Motorola AP và sẽ tiến hành reset các thông số cũng như cầu hình về mặc định ( Factory Default ). Mất khoảng 15 phút để thực hiện quá trình này ( tuy nhiên cũng tùy theo những loại AP khác nhau ).

Sau đó các bạn có thể cấu hình lại AP với Zero IP Config.

Chúc các bạn thành công !

Thiết bị WIFI liên quan: 

Bộ phát Wifi WiNG AP7532